Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Bình Định nghiêm khắc trong giáo dục môi trường

Một vị lãnh đạo tỉnh Bình Định đã nói rằng bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội. Môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất giống nòi.
Bình Định có gần 40 vạn học sinh các cấp học. Ông cho rằng đây là lực  lượng đông đảo có tác động to lớn và lâu dài đến các bộ phận dân cư khác trên địa bàn tỉnh về nhiều mặt, trong đó có công tác bảo vệ môi trường. Thực tế đã khẳng định : cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môi trường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện  trong thời kỳ còn ngồi trên ghế học đường. Chính vì vậy, trong thời gian qua, ngành GD-ĐT Bình Định kế hợp với sự tư vấn của các công ty môi trường uy tín của tỉnh nhà đã có nhiều cố gắng đáng kể  trong công tác giáo dục môi trường cho mọi đối tượng học sinh: từ mẫu giáo đến phổ thông trung học.

Ở bậc học mầm non, việc giáo dục môi trường được  thực hiện qua chuyên đề “ Bé làm quen với môi trường xung quanh”, thông qua các hoạt động vui chơi theo phương châm “ học mà chơi, chơi mà học” nhằm cung cấp và hình thành cho các cháu những  hiểu biết đơn giản về môi trường sống, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường.




Ở bậc tiểu học, việc giáo dục môi trường được thực hiện khá rộng rãi qua các môn học giáo dục sức khỏe và tìm hiểu tự nhiên, xã hội. Thông qua các giờ học chính khóa và ngoại khóa,chính các nhân viên trong ngành tư vấn môi trường sẽ trực tiếp đứng lớp thay cho giáo viên bộ môn để hướng cho các em ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, nâng cao lòng yêu thiên nhiên, đất nước.

Ở bậc Trung học, nội dung giáo dục môi trường sẽ bao gồm việc giới thiệu cho các em công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, công trình xử lý nước thải tân tiến nhất hiện nay. Và tất nhiên những kiến thức sẽ được lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân. Thông qua chương trình này, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường. Nội dung chương trình giáo dục môi trường ở bậc trung học được các chuyên gia trong ngành dịch vụ môi trường tỉnh Bình Định góp ý để phù hợp với tình hình thực tế



Để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc tích hợp giáo dục môi trường trong các giờ giảng dạy chính khóa, Sở GD-ĐT đã  chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường THPT đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch dạy học thông qua hình thức khai thác các nội dung giáo dục môi trường có sẵn trong sách giáo khoa, sách tham khảo của các môn học trong chương trình chính khóa; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn chuyên đề về giáo dục môi trường cho giáo viên các bộ môn liên quan trực tiếp đến môi trường như Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục sức khỏe và giáo viên phụ trách công tác Đoàn – Đội trong nhà trường.

Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục môi trường còn được thực hiện thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường như phong trào xanh hóa nhà trường, xây dựng vườn trường, xây dựng cảnh quan nhà trường “xanh – sạch – đẹp”, tham gia hưởng ứng “ Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, tham gia “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, tham gia“ Tết trồng cây”, thi đố vui về tình hình môi trường của tỉnh nhà như:”Công ty xử lý nước thải nào nổi tiếng nhất tỉnh Bình Định ?Quy trình xử lý nước thải sản xuất cần thông qua mấy công đoạn ?” dĩ nhiên những câu hỏi thuộc về chuyên môn sẽ dành cho bậc THPT



Đặc biệt, Sở đã tổ chức 4 lớp tập huấn sử dụng  sách “ Thiết kế mẫu một số mô đun giáo dục môi trường trong trường phổ thông” cho giáo viên cốt cán các trường phổ thông trong tỉnh. Và dĩ nhiên nhân viên công ty dịch vụ môi trường sẽ phối hợp với các nhân viên của Sở để hỗ trợ cho các giáo viên hoàn thành lớp tập huấn này.

Những việc làm vừa nêu đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường  cho giáo viên và học sinh các bậc học trong tỉnh. Việc vệ sinh trường lớp, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp được chú trọng, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện trong các cơ sở trường học.
Sau khi chương trình được thực hiện một thời gian, vị lãnh đạo của tỉnh Bình Định tự nhận thấy rằng việc giáo dục môi trường đôi lúc còn mang tính hàn lâm, chung chung, chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động”. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những  hoạt động  cụ thể hơn, sinh động hơn, tiến tới không chỉ nâng cao  về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em được giáo dục chu đáo, sâu sắc về bảo vệ môi trường có thể trở thành những tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địa phương mình. Để đạt được mong muốn đó, trong năm học này và trong thời gian tới công tác giáo dục môi trường tập trung vào những điểm



Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường, gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Trong các tiêu chí xây dựng trường học thân thiện mà Bộ GD&ĐT quy định, Sở chỉ đạo tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường xanh sạch đẹp, phấn đấu tất cả các điểm trưởng đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn vệ sinh. Học sinh có ý thức giữ  gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, giảm thiểu tối đa tình trạng mất vệ sinh ở các khu vệ sinh trong trưởng học. Đặc biệt để tạo hiệu quả cho việc giữ vệ sinh môi trường, các trường trong tỉnh cũng phải làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ để qua đó nhận thấy được hiệu quả của chương trình



Ban Giám hiệu các trường tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động cụ thể và  sinh động nhằm nâng cao hiệu quả  các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường như tổ chức hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” ( tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm), tổ chức hưởng ứng “ Tuần lễ về nước sạch vệ sinh môi trường”, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường nhân ngày “Môi trường thế giới” (5/6); trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu quả của các đội tuyên truyền măng non về vệ sinh môi trường, phổ biến các bài hát có nội dung giáo dục môi trường .
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 

Giám đốc của công ty tư vấn môi trường cho rằng hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em những thới quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Chẳng hạn chúng ta rèn các em thói quen đổ rác thải đúng nơi quy định không phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có một giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp. Học sinh phải bỏ rác và giấy loại đúng nơi quy định. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ , nên nhắc nhở lịch sự.



Trước khi tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch, phải nhắc nhở các em không được vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp, không tìm thức ăn từ đặc sản quý hiểm. Nếu có nhu cầu dùng hương tại các danh lam, di tích lịch sử nên mua hương đủ dùng tối thiểu, đốt hương đúng nơi quy định. Một chuyên gia trong ngành dịch vụ tư vấn môi trường nói vui rằng. Chúng ta giáo dục các em trong trường lớp thì các em thực hiện thế nhưng khi ra khỏi trường thì chẳng em nào thực hiện và trong tương lai môi trường tiếp tục ô nhiễm

Trong học tập, chúng ta nên khuyên các em tận dụng viết hai mặt giấy. Trong khi lựa chọn mua hàng tiêu dùng, chúng ta nên định hướng các em giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua các hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua nhũng sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh”, sản phẩm không độc hại với môi trường  hoặc loại hàng hóa có  bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần. Ngay ở bậc học mầm non chúng ta cũng rèn các em thói quen lau bụi bằng khăn ẩm, không vứt rác bừa bãi, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.



Gắn việc giáo dục môi trường với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến trong giáo viên và học sinh các bộ luật như : Luật Giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, tất cả các trường phải dành thời lượng và có hình thức thích hợp để triển khai phổ biến  Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện theo chỉ thị “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Tiếp tục mở các chuyên đề  bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa, khắc phục những khiếm khuyết khi lồng ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong giảng dạy các môn chính khóa  như liên hệ gượng ép, sống sượng, ôm đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, khí hậu, làm  thông tin giáo dục môi trường trở nên xa lạ, quá hàn lâm, không vừa sức học sinh từng khối lớp và thực tiễn ở địa phương mình.

Các cấp quản lý giáo dục trong tỉnh phải quan tâm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nêu trên, coi đó như một hoạt động chuyên môn của ngành. Song song với việc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường, các cấp quản lý giáo dục phải chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục môi trường.



Huy động moi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trường có đủ tranh giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường. Các trường có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn trường, góc sinh thái.

Quan điểm phát triển bền vững có thể trở thành hiện thực hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào nhóm đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Sở GD-ĐT Bình Định rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các Sở, Ngành, đoàn thể liên quan để công tác giáo dục môi trường trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, góp phần cho con em chúng ta được phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, biết sống thân thiện với môi trường, để việc bảo vệ môi trường không là khẩu hiệu chung chung mà trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể của học sinh mọi cấp học, bậc học.


Bài viết dựa theo tình hình thực tế của báo cáo giám sát môi trường của tỉnh Bình Định. Tư liệu về bản báo cáo giám sát này có thể không đúng với tình hình hiện tại. Có lẽ trong bản báo cáo giám sát định kỳ mới nhất tình hình của tỉnh sẽ có những biến đổi để sát với tình hình thực tế hơn. Tin được viết và chỉnh sửa theo cảm tính của người viết và chỉ mang tính chất tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét