Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Bình Định nghiêm khắc trong giáo dục môi trường

Một vị lãnh đạo tỉnh Bình Định đã nói rằng bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội. Môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất giống nòi.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Chính sách về môi trường cần được quản lý kỹ

Một hội thảo đã tập trung đánh giá những mặt hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong hội thảo bao gồm các đại biểu và những công ty tư vấn môi trường trên địa bàn TPHCM. Hội thảo bàn về việc mặc dù pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm nhưng trên thực tế, ô nhiễm môi trường vẫn rất nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng và tại hầu hết các loại hình sản xuất.

Môt bản báo cáo do công ty chuyên về dịch vụ tư vấn môi trường lập ra đã thống kê sơ bộ rằng, trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và môi trường đô thị, có khoảng 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt tại các lưu vực sông như sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy.


Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư xây dựng các dự án mới chỉ chú trọng tới lợi nhuận mà bỏ qua một số điều kiện về công tác BVMT, như không lập báo cáo giám sát môi trường, không đánh giá tác động môi trường, không chú trọng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực đô thị cũng ngày càng gia tăng, chủ yếu từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng và chất thải sinh hoạt. Đại tá Nguyễn Sỹ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng cho biết, số vụ vi phạm về quản lý động vật hoang dã quý hiếm hàng năm đã được phát hiện và xử lý chưa đạt 50% so với thực tế đã và đang xảy ra. Ngoài ra tình trạng vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu và quản lý chất thải nguy hại, vi phạm tại các làng nghề cũng có nhiều diễn biến phức tạp.

Khoảng 70% các DN trong các khu công nghiệp không có hệ thống bảo vệ môi trường, xử lý nước thải hoàn hảo. 100% làng nghề vi phạm quy định về bảo vệ môi trường như không xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, các loại khí thải, chất thải rắn, nước thải đều được xả trực tiếp ra môi trường... Nước thải tại các làng nghề đang là vấn đề hết sức bức xúc, gây ô nhiễm cho nhiều dòng sông lớn, kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại đều cho thấy kết quả vượt quá tiêu chuẩn quy định nhiều lần, gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.


Trong lĩnh vực quản lý và khai thác lâm sản, khoáng sản, động vật hoang dã cũng phát hiện hơn 6.000 vụ vi phạm. Ngoài ra, việc quản lý chất thải tại khu dân cư cũng là vấn đề gây bức xúc hiện nay. Cụ thể như việc đầu tư trang bị vệ sinh môi trường như thùng chứa rác tại các điểm công cộng, khu dân cư còn hạn chế đặc biệt là các vùng nông thôn nên hiện tượng xả rác bừa bãi, mất vệ sinh công cộng khá phổ biến làm tăng chi phí thu gom, xử lý, phân loại…

Theo đánh giá của các chuyên gia dịch vụ môi trường có mặt tại hội thảo, thực trạng trên là hệ quả của những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, phân tán và thiếu tính khả thi. Hơn nữa, việc phát huy vai trò của cộng đồng chưa được thể hiện trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường thiếu hiệu quả


Thống kê sơ bộ cho thấy từ năm 2010 đến nay, trên toàn quốc đã phát hiện và xử lý gần 25.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó khởi tố trên 350 vụ, gần 400 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng trong đó việc không lập báo cáo giám sát , chiếm gần 1/3 những trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường. Đó là con số mà Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đưa ra

Một đề xuất trong hội thảo cho rằng chúng ta cần phải giáo dục môi trường cho các em học sinh vì đây là lực  lượng đông đảo có tác động to lớn và lâu dài đến các bộ phận dân cư khác trên địa bàn về nhiều mặt, trong đó có công tác bảo vệ môi trường. Thực tế đã khẳng định : cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môi trường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện trong thời kỳ còn ngồi trên ghế học đường.